Là ông lớn trong thị trường crypto, nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán nhiều loại tiền điện tử khác nhau. Binance là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch. Cung cấp dịch vụ đa dạng từ việc giao dịch, lưu trữ tiền điện tử cho đến các giải pháp tài chính phi tập trung (DeFi). Dù được đánh giá là sàn giao dịch hàng đầu tuy nhiên việc Binance bị sập cũng như các cuộc tấn công mạng, lỗi bảo mật khiến nhiều nhà đầu tư nghi ngờ về mức độ tin cậy của sàn. Hãy cùng Cryptomin tìm hiểu lời giải đáp cho câu hỏi “Sàn Binance có uy tín không?” qua bài viết dưới đây nhé!
Binance là gì?
Nền tảng giao dịch tiền điện tử toàn cầu được ra mắt vào năm 2017 bởi Changpeng Zhao. Được biết đến với khối lượng giao dịch hàng ngày lớn, sản phẩm đa dạng cùng hệ sinh thái phong phú với nhiều sản phẩm như Binance Earn, Binance Futures, Binance NFT, Binance Staking,… Điều này giúp người dùng tối ưu hóa lợi nhuận và đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Sàn giao dịch này hỗ trợ hàng trăm loại tiền điện tử và 1200 cặp giao dịch với khối lượng giao dịch trung bình đạt 65 tỷ USD/ngày. Với tính thanh khoản cao cùng sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ khiến cho Binance có sức hút mạnh mẽ đối với các chuyên gia lẫn nhà đầu tư mới.
Đây là sàn giao dịch tập trung được ưa chuộng nhất hiện nay với mức phí cạnh tranh chỉ 0,1% đặc biệt khi sử dụng đồng BNB để thanh toán thì phí giảm còn 0,075%. Các giao dịch trên Binance được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn và đáng tin cậy. Nhờ sở hữu kiến trúc đa tầng kết hợp với quỹ SAFU và cơ chế kiểm toán tài chính POR.
Binance hỗ trợ nhiều nền tảng từ trình duyệt web cho đến các ứng dụng di động. Sàn giao dịch này có hiệu suất cao với khả năng xử lý 1,4 triệu giao dịch mỗi giây. Đồng thời, Binance còn hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ khác nhau cùng hơn 50 loại tiền pháp định như USD, GBP, EUR,… Sở hữu giao diện thân thiện dễ sử dụng giúp nhà đầu tư kể cả người mới có thể dễ dàng giao dịch, trao đổi các loại tiền mã hóa trên sàn.
Các tiêu chí đánh giá sàn Binance có uy tín không?
Mặc dù, sàn giao dịch Binance được giới chuyên gia đánh giá cao tuy nhiên để có sự đánh giá toàn diện về mức độ tin cậy của sàn thì bạn cần xem xét qua những yếu tố sau:

Sự an toàn và độ bảo mật
Binance đã nâng cấp hệ thống bảo mật bằng việc sử dụng tính năng xác thực 2 lớp (2FA), yêu cầu xác minh danh tính KYC khi giao dịch và tạo tài khoản, mã chống phishing. Bên cạnh đó, Binance trích 10% phí giao dịch để đăng ký quỹ SAFU để bảo vệ tài sản người dùng khi có sự cố. Ngoài ra, đội ngũ phát triển của Binance liên tục cải tiến giúp giảm thiểu nguy cơ tấn công từ hacker. Dù Binance từng đối mặt với sự cố bảo mật vào năm 2019 khi thiệt hại khoảng 40 triệu USD tuy nhiên sàn đã hoàn trả đầy đủ cho người dùng. Điều này góp phần củng cố thêm niềm tin cho nhà đầu tư cùng nâng cao sự uy tín cho sàn.
Pháp lý và giấy phép hoạt động
Ở một số quốc gia thì Binance được cấp phép hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý như tại El Salvador thì được cấp phép là cung cấp dịch vụ crypto đầy đủ trong khi ở Pháp lại được đăng ký là nhà cung cấp dịch vụ tài sản kỹ thuật số (DASP). Dù vậy, Binance lại gặp khó khăn về mặt pháp lý ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, Anh,… Những rắc rối pháp lý mà sàn đã gặp phải trong suốt quá trình phát triển như CFTC cáo buộc Binance vi phạm quy định giao dịch phái sinh vào tháng 3/2023, SEC khởi kiện Binance vào tháng 6/2023. Để khắc phục tình trạng này, Binance luôn cố gắng tuân thủ các yêu cầu về quy định như tạo phiên bản sàn riêng Binance US để tuân thủ luật pháp tại Hoa Kỳ.
Minh bạch tài chính
Sau sự sụp đổ của FTX thì Binance là sàn giao dịch đầu tiên công bố cơ chế kiểm tra Proof of Reserves (POR) nhằm kiểm soát, xác định tính minh bạch của các công ty về lĩnh vực lưu ký hoặc sàn giao dịch trong thị trường tiền mã hóa. Binance sử dụng công nghệ Merkle Tree cho phép người dùng kiểm tra tài sản của họ trong danh sách dự trữ. Hơn nữa, Binance cũng công bố số dư các loại tài sản như BTC, ETH, USDT, BNB,…
Hơn nữa, Binance không bao giờ đem tài sản của nhà đầu tư cho vay, thế chấp hoặc đầu tư mạo hiểm. Quỹ SAFU được sàn thiết lập giúp bảo vệ tài sản người dùng khi xảy ra sự cố bằng việc trích 10% phí giao dịch để duy trì quỹ. Trước mọi cáo buộc hoặc tin đồi thì Binance luôn có thông cáo báo chí minh bạch hoặc có các AMA. Cụ thể là CZ từng xuất hiện công khai để bác bỏ tin đồn phá sản, rút tiền hàng loạt với số liệu minh chứng rõ ràng. Dù vậy, Binance hiện chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập khiến sàn giao dịch bị chỉ trích về mức độ minh bạch.
Phí giao dịch và hỗ trợ khách hàng
Điểm nổi bật của Binance đó là mức phí giao dịch cực thấp so với các sàn khác (OKX, Coinbase, Bybit) chỉ từ 0,1%. Điều này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và trader chuyên nghiệp. Đội ngũ Binance hỗ trợ khách hàng 24/7 qua live chat với nhiều ngôn ngữ bao gồm cả tiếng Việt giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, Binance còn có trung tâm học tập miễn phí giúp người dùng trang bị kiến thức từ cơ bản đến nâng cao.
Mặc dù Binance được đánh giá là sàn giao dịch uy tín hỗ trợ nhiều loại tiền mã hóa với mức phí giao dịch cạnh tranh. Mặt khác, đây là sàn giao dịch lớn nhất toàn cầu với khối lượng giao dịch hàng ngày lớn cho phép nhà đầu tư mua bán dễ dàng. Ngoài ra, người dùng có thể rút tiền linh hoạt tối đa 2 BTC/ngày mà không cần xác minh danh tính (KYC). Tuy nhiên đôi khi sàn gặp vấn đề trục trặc về giao diện.
Nếu người dùng truy cập quá đông thì hệ thống có thể bị quá tải ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch. Trong quá khứ, Binance từng bị tấn công và thiệt hại lớn nhưng đã xử lý kịp thời, giữ vững được lòng tin của cộng đồng. Những người dùng bị ảnh hưởng đã được hoàn trả số tiền bị tổn thất và Binance đã thực hiện các biện pháp bảo vệ tài khoản API của người dùng chặt chẽ hơn sau sự cố.
Biện pháp bảo mật khi giao dịch tiền điện tử trên Binance
Bạn đã có được câu trả lời về sàn binance có uy tín không tuy nhiên để bảo vệ tài khoản và tài sản của mình thì hãy chú ý đến vấn đề bảo mật. Nhằm đảm bảo an toàn khi giao dịch bạn hãy áp dụng các biện pháp sau:
Sử dụng mật khẩu mạnh phức tạp gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Nên thường xuyên thay đổi để tăng độ bảo mật. Tuyệt đối không chia sẻ cho người khác để phòng tránh những rủi ro gặp phải.
Ngoài việc sử dụng mật khẩu mạnh thì bạn kích hoạt tính năng 2FA nhằm bảo vệ tài khoản. Điều này giúp phòng ngừa nguy cơ khi hacker biết mật khẩu thì họ không thể truy cập tài khoản nếu không có thiết bị xác thực.

Một công cụ mà Binance cung cấp cho người dùng đó mã chống lừa đảo hiển thị trên tất cả email chính thức từ sàn. Nếu email không chứa mã này thì rất có thể đó là email giả mạo, bạn cần cảnh giác.
Nếu nhận thấy tài khoản của mình có dấu hiệu đáng ngờ thì hãy vô hiệu hóa tài khoản ngay lập tức. Hãy luôn đề cao cảnh giác khi tiến hành giao dịch trên sàn giao dịch tiền mã hóa để phòng tránh những rủi ro không đáng có.
Trong lĩnh vực tiền điện tử đầy biến động với hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh thì nhà đầu tư cần phải cẩn trọng khi giao dịch với số tiền lớn. Qua những tiêu chí đánh giá sàn Binance có uy tín không càng khẳng định hơn nữa là sàn giao dịch đáng tin cậy và có độ bảo mật cao ở hiện nay.
Câu hỏi thường gặp
Tại một số quốc gia, Binance được cấp phép hoạt động hợp pháp như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Dubai, El Salvador,… Dù vậy, ở Hoa Kỳ thì Binance không được cấp phép trực tiếp. Để tuân thủ luật pháp Mỹ, Binance thành lập phiên bản sàn Binance US tuy nhiên đối mặt với nhiều cuộc điều tra và kiện tụng từ SEC. Tại Việt Nam chưa có hành lang pháp rõ ràng về tiền mã hóa nên Binance chưa được cấp phép chính thức.
Có rất nhiều tin đồn, cáo buộc không tốt về Binance tuy nhiên sàn giao dịch này vẫn được đánh giá cao về sự an toàn và mức độ uy tín. Cụ thể là Binance đã từng bị hack và mất khoảng 7000 BTC tương đương khoảng 40 triệu USD. Binance đã thông báo công khai trên tất cả các kênh truyền thông của mình và tạm thời dừng tất cả các hoạt động rút tiền. Đồng thời sàn giao dịch này đã nâng cấp hệ thống bảo mật của mình kết hợp với cơ quan an ninh mạng để tìm và ngăn chặn các nhóm hacker hoạt động. Điều này đã chứng minh được sự chuyên nghiệp cùng mức độ đáng tin cậy của Binance.